Trên thị trường hiện nay có 2 loại ống thép mạ kẽm, đại diện cho 2 phương pháp sản xuất mạ điện và nhúng nóng. Bài viết sau chúng tôi sẽ phân tích chi tiết quy trình sản xuất ống thép mạ kẽm. Giúp doanh nghiệp lựa chọn được loại ống thép phù hợp với yêu cầu.

Quy trình sản xuất ống thép mạ kẽm nhúng nóng
Quy trình sản xuất ống thép mạ kẽm nhúng nóng

1. Quy trình sản xuất ống thép mạ kẽm nhúng nóng

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng được thực hiện sau khi đã sản xuất ống thép hoàn chỉnh. Lớp kẽm bám vào bề mặt dày hơn (khoảng 50 micromet) và chắc chắn hơn. Do đó, khả năng chống ăn mòn tốt hơn ống tôn mạ kẽm.

Bước 1: Làm sạch trước khi mạ

Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ dầu, mỡ và lớp sơn cũ (nếu có). Các lớp rỉ sét và tạp chất trên bề mặt tấm kim loại cần được làm sạch bằng axit. Axit sulfuric hoặc hydrochloric, sau đó rửa sạch lại. Axit hydrochloric được sử dụng nhiều vì nó được thu hồi dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp sản phẩm có thể được làm sạch bằng điện phân để loại bỏ carbon trên bề mặt. Bề mặt thép cán nóng được bao phủ bởi lớp phủ thép cán dày cần phun cát để làm sạch trước khi dùng axit.

Bước 2: Nhúng trợ dung

Nhúng sản phẩm vào dung dịch Kẽm clorua và Amoni clorua ( Tỷ trọng dung dịch 12 -15o Be, hàm lượng Fe < 1,5g/lít). Nhiệt độ từ 60 – 80oC trong khoảng 2 -3 phút. Việc làm này giúp loại bỏ oxit đã hình thành trên bề mặt thép. Giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Hơn nữa, qua quá trình nhúng trợ dung, thép được sấy khô và đã sẵn sàng cho quá trình mạ.

Bước 3: Mạ kẽm

Phản ứng mạ khi nhiệt độ đạt vào khoảng giữa 445 và 465 ° C. Khi phần thép khô được nhúng trong bể mạ, bề mặt thép sẽ được làm ướt bằng kẽm nóng chảy và phản ứng để tạo thành một loạt các lớp hợp kim kẽm sắt. Việc còn lại là bạn chỉ cần chờ cho tới khi nhiệt độ trong bể mạ đạt tới mức nóng chảy. Khi đó, tất cả các phản ứng mạ có thể kết thúc. Sau đó, gạt xỉ ở trên bề mặt kẽm nóng chảy và tiến hành lấy sản phẩm lên trong khoảng từ 1 – 2 phút, kết hợp tạo rung để làm rơi kẽm thừa. Nhúng sản phẩm vào dung dịch Cromate nồng độ 1 – 1,5 o/¬¬oo khoảng 30 giây. Vớt sản phẩm ra và để nguội.

Bước 4: Kiểm tra sản phẩm

Kiểm tra bề mặt sản phẩm bằng mắt và bằng máy đo chiều dày lớp mạ. Nếu sản phẩm không đạt sẽ chuyển qua bước tảy axit và tiến hành làm lại.

2. Quy trình sản xuất ống thép mạ kẽm điện phân

Mạ kẽm điện phân là hình thức bảo vệ vật liệu (thường là kim loại như sắt, thép,…) bằng cách tạo cho chúng một lớp vỏ bọc bên ngoài bằng hợp kim với độ bóng, sáng và độ bền nhất định. Thông thường lớp mạ điện phân thường dày từ 15 – 20 micromet có tính chất siêu mỏng. Không ảnh hưởng đến tính chất và cấu tạo gốc của vật liệu nhưng vì thế chúng thường chỉ bảo vệ được bên ngoài mà không đi sâu vào lớp bên trong với những vật liệu dạng ống. Một lớp sơn bên ngoài chính là cách để sản phẩm đẹp mắt, chống han rỉ, oxy hóa hiệu quả.

So với xi mạ nhúng nóng thì giá mạ kẽm điện phân rẻ hơn và thời gian thực hiện nhanh chóng hơn.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Đây là bước đầu tiên dù là phương pháp mạ kẽm nào sử dụng. Ở bước vệ sinh, lớp oxi hóa, các chất bẩn bên ngoài sẽ được loại bỏ. Kết cấu thép cần được vệ sinh bằng cọ để loại bỏ bụi bẩn, lớp gỉ sét bên ngoài cùng.

Sau đó kết cấu được nhúng vào dung dịch tẩy dầu để loại bỏ các vết dầu loang. Mỡ cơ khí. Kết cấu được ngâm trong dung dịch tẩy dầu từ 10 đến 15 phút. Sau đó tiếp tục được ngâm trong dung dịch axit để loại bỏ hoàn toàn lớp oxit bám dính sâu bên trong kết cấu.

Đối với những thiết bị sắt thép chứa những loại dầu mỡ khó tẩy rửa. Quá trình ngâm tẩy không loại bỏ hoàn toàn thì chúng sẽ trải qua quá trình điện hóa. Bằng tác động của dòng điện vào kết cấu kim loại trong dung dịch điện hóa. Bề mặt kim loại sẽ tạo bong bóng làm tách mỡ ra khỏi kết cấu.

Sau toàn bộ quá trình vệ sinh. Bề mặt kết cấu sẽ còn lại các dung dịch điện hóa, dung dịch axit. Vì vậy chúng cần được loại bỏ bằng quá trình lau rửa và trung hòa. Đồng thời với đó là toàn bộ lớp oxit. Các ion sắt, mảng bám oxit sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Bước 2: Mạ kẽm điện phân

Các kết cấu kim loại sẽ được đấu nối với các điện cực. Đưa vào giá treo và chuyển vào bể mạ. Sau khi kết cấu ngâm hoàn toàn trong bể mạ. Cầu dao điện được đóng lại và những ion sẽ bám dính dần dần trên bề mặt kim loại.

Bước 3: Gia công sau mạ

Hoàn thành quá trình gia công mạ kẽm. Sản phẩm sẽ được đánh bóng, làm mịn bề mặt theo yêu cầu. Nếu sản phẩm có yêu cầu về những màu sắc. Các yêu cầu riêng về độ bền thì chúng sẽ trải qua quá trình crom hóa. Quá trình thụ động để lớp kẽm mạ có màu trắng, vàng, xanh, đen… và độ bền cao hơn.

Bước 4: Làm sạch – Sấy khô

Kết thúc quá trình gia công sau mạ, sản phẩm sẽ được làm khô. Vệ sinh lại cẩn thận để lớp kẽm bên ngoài được phẳng mịn và có màu sắc đồng đều hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *